Biện pháp phòng thủ dân sự để giảm nhẹ hậu quả chiến tranh

Ban biên tập hãy giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây: Biện pháp phòng thủ dân sự để giảm nhẹ hậu quả chiến tranh được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

Biện pháp phòng thủ dân sự để giảm nhẹ hậu quả chiến tranh được quy định tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định 02/2019/NĐ-CP về phòng thủ dân sự do Thủ tướng Chính phủ ban hành:

- Làm mục tiêu giả, lừa dụ đối phương đánh vào mục tiêu có giá trị thấp;

- Tiếp tục xây dựng bổ sung hầm ẩn nấp, công trình ngầm, công trình phòng, tránh kết hợp với ngụy trang, nghi binh mục tiêu;

- Triển khai hệ thống đài quan sát, thông báo, báo động phòng không nhân dân các cấp, kịp thời phát hiện các phương tiện bay của địch, tổ chức thông báo, báo động cho các lực lượng phòng, tránh, đánh trả;

- Tổ chức sơ tán, phân tán cho người và tài sản của các cơ quan, đơn vị và nhân dân ra khỏi vùng trọng điểm địch đánh phá;

- Cất dấu phương tiện, trang bị vào các công trình ngầm, hang, động để ẩn nấp, bảo toàn lực lượng, phương tiện;

- Dự trữ lương thực, thực phẩm, nước uống cá nhân.

- Hạn chế không phát ra ánh sáng, tiếng động, tạm dừng thông tin, liên lạc vào ban đêm;

- Các cơ quan, đơn vị Quân đội và lực lượng Dân quân tự vệ tổ chức phòng tránh, bảo vệ các mục tiêu được phân công, đánh trả địch trên các hướng, áp dụng các biện pháp khắc phục, vô hiệu hóa vũ khí hủy diệt lớn của địch;

- Nhanh chóng huy động lực lượng, phương tiện ở các cấp tiến hành các biện pháp khẩn cấp, kịp thời cứu chữa và đưa người ra khỏi khu vực xảy ra thảm họa chiến tranh.

Trên đây là nội dung giải đáp về các biện pháp phòng thủ dân sự để giảm nhẹ hậu quả chiến tranh.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng thủ dân sự

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào