Phối hợp giải quyết khắc phục hậu quả trong trường hợp xảy ra chìm đắm phương tiện đường thủy nội địa
Phối hợp giải quyết khắc phục hậu quả trong trường hợp xảy ra chìm đắm phương tiện đường thủy nội địa được quy định quy định tại Khoản 6 Điều 1 Thông tư 30/2017/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 40/2010/TT-BGTVT quy định về công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông và chống va trôi trên đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, cụ thể như sau:
- Mọi tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa phải chủ động tích cực cùng phối hợp khắc phục hậu quả khi phương tiện bị chìm đắm nhằm giảm nhẹ hậu quả của tai nạn, nhanh chóng khôi phục giao thông đường thủy nội địa.
- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc khắc phục hậu quả khi phương tiện bị chìm đắm trên đường thủy nội địa quốc gia.
- Sở Giao thông vận tải chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc khắc phục hậu quả khi phương tiện bị chìm đắm trên đường thủy nội địa địa phương;
- Tổ chức, cá nhân có phương tiện bị chìm đắm chịu trách nhiệm trục vớt phương tiện và thanh thải vật chướng ngại do phương tiện chìm đắm gây ra trong thời hạn do đơn vị quản lý đường thủy nội địa quy định; nếu không thực hiện việc trục vớt phương tiện và thanh thải vật chướng ngại trong thời hạn quy định thì đơn vị quản lý đường thủy nội địa thực hiện việc trục vớt và thanh thải vật chướng ngại đó.
- Tổ chức, cá nhân có phương tiện bị chìm đắm phải áp dụng mọi biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu sự cố gây ô nhiễm môi trường và chịu toàn bộ chi phí trục vớt, thanh thải vật chướng ngại do phương tiện chìm đắm gây ra.
- Trong quá trình giải quyết khắc phục hậu quả khi phương tiện bị chìm đắm, đơn vị đường thủy nội địa có trách nhiệm thường xuyên báo cáo trực tiếp cơ quan quản lý cấp trên và báo cáo về Bộ Giao thông vận tải.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn
Thư Viện Pháp Luật