Trách nhiệm của các đơn vị tham gia vào mạng MonreNet về việc quản lý, sử dụng hệ thống mạng thông tin ngành Môi trường

Trách nhiệm của các đơn vị tham gia vào mạng MonreNet về việc quản lý, sử dụng hệ thống mạng thông tin ngành Môi trường được quy định như thế nào? Mong sớm nhận phản hồi. 

Trách nhiệm của các đơn vị tham gia vào mạng MonreNet về việc quản lý, sử dụng hệ thống mạng thông tin ngành Môi trường quy định tại Điều 11 Quyết định 2223/QĐ-BTNMT năm 2015 Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống mạng thông tin ngành tài nguyên và môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, cụ thể như sau:

- Xây dựng và ban hành quy định quản lý, vận hành hệ thống mạng nội bộ đáp ứng yêu cầu kết nối, trao đổi, sử dụng chung của mạng MonreNet.

- Giao nhiệm vụ cho bộ phận chuyên trách công nghệ thông tin, cán bộ kỹ thuật có đủ năng lực quản trị mạng thực hiện quản lý, vận hành, bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật mạng nội bộ.

- Quản lý và vận hành hạ tầng các trang thiết bị đầu cuối tại đơn vị (thiết bị chuyển mạch hoặc thiết bị định tuyến, máy chủ, máy tính...) đảm bảo sẵn sàng kết nối, sử dụng và cung cấp dịch vụ trong mạng MonreNet. Quản lý quyền truy cập trên hệ thống, quản lý địa chỉ IP của mạng nội bộ theo quy định. Không tự ý thay đổi kết nối của thiết bị, thông số liên quan đến việc quản lý, vận hành chung của mạng MonreNet. Khi có sự cố cần phải thông báo cho đơn vị quản lý để phối hợp khắc phục kịp thời.

- Thiết lập hệ thống quản lý các tài khoản được cấp, an ninh an toàn mạng, phòng chống vi rút máy tính, chống thâm nhập trái phép của mạng nội bộ của đơn vị bao gồm cả các mạng thành phần (nếu có).

- Chịu trách nhiệm về an ninh thông tin dữ liệu của các hệ thống dùng chung, nội dung và bảo mật thông tin truyền tải, trao đổi trên môi trường mạng của đơn vị.

- Tham gia đầy đủ các hội nghị, tập huấn, đào tạo về quản lý và xây dựng, triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trên mạng MonreNet do Cục Công nghệ thông tin hoặc Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức.

- Thực hiện công tác kiểm tra thường xuyên, định kỳ hệ thống mạng do đơn vị mình quản lý; tổ chức phân công cán bộ trực kỹ thuật, ghi nhận các sự cố đường truyền, lỗi, an toàn bảo mật xảy ra trên mạng và việc khắc phục trong quá trình quản lý, vận hành và khai thác (theo biểu mẫu tại Phụ lục 2) để theo dõi và báo cáo Bộ (qua Cục Công nghệ thông tin) để có biện pháp khắc phục, xử lý, nâng cao chất lượng mạng.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Môi trường

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào