10 biện pháp khắc phục hậu quả khi xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 103/2013/NĐ-CP và Khoản 3, Khoản 4 Điều 1 Nghị định 41/2017/NĐ-CP quy định Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định này quy định các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
1. Buộc thả số thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng.
2. Chuyển giao số thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng bị thương cho cơ sở cứu hộ để chữa trị, phục hồi và thả về môi trường sống khi đủ điều kiện hoặc chuyển giao các cá thể bị chết hoặc dẫn xuất của chúng cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Buộc tháo dỡ, di chuyển lồng, bè nuôi trồng thủy sản.
4. Buộc tháo dỡ hoặc di chuyển các mốc phân định ranh giới để trả lại mặt nước biển sử dụng vượt quá hạn mức.
5. Buộc chủ tàu cá hoặc thuyền trưởng chi trả kinh phí đưa công dân Việt Nam bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài bắt giữ về nước.
6. Buộc tàu cá và thuyền viên nước ngoài rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.
7. Buộc chuyển mục đích sử dụng tàu cá thuộc diện cấm phát triển.
8. Buộc khôi phục tình trạng hoạt động của thiết bị giám sát tàu cá.
9. Buộc xóa biển số, số đăng ký tàu cá giả.:
10. Buộc tiếp tục nuôi thủy sản đến khi kết quả kiểm nghiệm dư lượng hóa chất, kháng sinh dưới mức giới hạn tối đa cho phép.
Trên đây là quy định về các biện pháp khắc phục hậu quả khi xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản.
Trân trọng!
Hồ Văn Ngọc