Các biện pháp dân sự có thể được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Pháp luật của nước ta có quy định: Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
=> Theo đó, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là các hành vi xâm phạm đến quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng bạn nhé.
Tại Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định về vấn đề mà bạn đang thắc mắc như sau:
Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
- Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
- Buộc bồi thường thiệt hại;
- Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
Trên đây là nội dung giải đáp về các biện pháp dân sự có thể được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật