Hình thức đối thoại tại Nghị định 60/2013/NĐ-CP
- Căn cứ Nghị định 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 hướng dẫn Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc có hiệu lực từ ngày 15/8/2013, thì việc tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc phải do người sử dụng lao động chủ trì, phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở thực hiện 03 tháng một lần để trao đổi, thảo luận các nội dung quy định tại Điều 64 của Bộ luật Lao động; khoảng cách giữa hai lần đối thoại định kỳ liền kề tối đa không quá 90 ngày. Trường hợp thời gian tổ chức đối thoại định kỳ trùng với thời gian tổ chức hội nghị người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Nghị định này thì doanh nghiệp không phải tổ chức đối thoại định kỳ. Như vậy:
- Đối thoại phải do NSDLĐ chủ trì, ra quyết định bằng văn bản;
- Đối thoại giữa người sử dụng lao động với đại diện tập thể lao động khác với đối thoại với tập thể lao động:
Đối thoại giữa người sử dụng lao động với đại diện tập thể lao động là nhằm giải quyết những nội dung theo quy định tại Điều 64 Luật Lao động, tức là những vấn đề người lao động hoặc người sử dụng lao động đưa ra phải được giải quyết một cách thỏa đáng (được hay không được, lý do, thời hạn giải quyết….) và tuân thủ theo quy trình về thời gian được quy định tại Nghị định 60/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ.
Đối thoại giữa người sử dụng lao động với tập thể lao động: chủ yếu là tuyên truyền, giải thích những vấn đề người lao động thắc mắc xung quanh tình hình sản xuất kinh doanh, việc làm, đời sống… và cũng không chịu áp lực về thời gian.
- Bạn có thể tham khảo thêm quy trình tổ chức đối thoại định kỳ theo Nghị định 60/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ
Thư Viện Pháp Luật