Điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản
Điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản được quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 19/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, theo đó:
Điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản thực hiện như sau:
- Thiết kế điều tra: thu thập tài liệu, dữ liệu liên quan đến đối tượng, khu vực điều tra; xây dựng kế hoạch, phương án điều tra;
- Chuẩn bị điều tra: bố trí nhân sự, thiết bị, phương tiện; xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện phương án điều tra;
- Thực hiện điều tra: kiểm tra tình trạng hoạt động của các dụng cụ, thiết bị sử dụng điều tra; tiến hành thu mẫu các đối tượng điều tra theo phương pháp phù hợp; phân tích, xác định mẫu thành phần loài, sản lượng và sinh học loài thủy sản; xử lý mẫu tại hiện trường theo phương pháp phù hợp với từng loại đối tượng; thu thập, ghi chép thông tin tại thực địa;
- Phân tích kết quả điều tra: phân tích, xử lý mẫu tiêu bản; các chỉ tiêu sinh học, mẫu trầm tích đáy, các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa; sinh vật phù du, động vật đáy; trứng cá, cá con, ấu trùng tôm, tôm con;
- Xử lý số liệu điều tra: sử dụng các công cụ, phần mềm thống kê, phần mềm chuyên ngành khác để phân tích và chỉnh lý số liệu;
- Báo cáo kết quả điều tra: xây dựng các báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng hợp đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản;
- Lưu trữ kết quả điều tra;
- Nhiệm vụ khác theo yêu cầu.
Trên đây là tư vấn về điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 19/2018/TT-BNNPTNT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Thư Viện Pháp Luật