Đình công có phải là quyền của người lao động?

Sau khi ra trường do tôi chưa tìm được công việc như ngành mình học nên trong thời ghian này tôi có đi làm công nhân cho một công ty gần nhà, tôi làm cũng được hơn 01 tháng rồi. Hôm qua là lần đầu tiên trong cuộc đời tôi chứng kiến cảnh công nhân đình công, vì lương cũng như chính sách của công ty không được hợp lý, tôi có hỏi thì chị làm chung bảo đình công là quyền của mình đòi lại sự công bằng. Thế cho tôi hỏi: Đình công có phải là quyền của người lao động?

Tại Khoản 1 Điều 5 Bộ luật lao động 2012 có quy định người lao động có các quyền sau đây:

a) Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử;

b) Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

c) Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với người sử dụng lao động, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

d) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;

đ) Đình công.

=> Như vậy đình công là quyền của người lao động bạn nhé.

Tuy nhiên, nên lưu ý đình công phải đúng trình tự như tại Điều 211 Bộ luật lao động 2012:

- Lấy ý kiến tập thể lao động.

- Ra quyết định đình công.

- Tiến hành đình công.

Trên đây là nội dung tư vấn.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đình công

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào