Việc tương trợ tư pháp về giám định tư pháp được pháp luật nước ta quy định như thế nào?

Ban biên tập hãy giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây: Việc tương trợ tư pháp về giám định tư pháp được pháp luật nước ta quy định như thế nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật.

Theo đó, tại Điều 35 Luật giám định tư pháp 2012 có quy định về việc tương trợ tư pháp về giám định tư pháp như sau:

- Việc yêu cầu cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện giám định tư pháp chỉ được thực hiện nếu đối tượng cần giám định đang ở nước ngoài hoặc khả năng chuyên môn, điều kiện về trang thiết bị, phương tiện giám định của cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trong nước không đáp ứng được yêu cầu giám định.

- Cá nhân, tổ chức giám định tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận và thực hiện giám định tư pháp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nước ngoài.

- Trình tự, thủ tục, chi phí thực hiện tương trợ tư pháp về giám định tư pháp giữa Việt Nam và nước ngoài theo quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp.

Trên đây là nội dung giải đáp về việc tương trợ tư pháp về giám định tư pháp.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào