Áp dụng pháp luật về sở hữu trí tuệ để giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp

Theo pháp luật Việt Nam thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, người xâm phạm có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự. Liên quan đến vấn đề này, Ban biên tập cho tôi hỏi vậy việc áp dụng pháp luật về sở hữu trí tuệ để giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào? Yến (099***)

Việc áp dụng pháp luật về sở hữu trí tuệ để giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại Khoản 2 Mục VA Thông tư liên tịch 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP như sau:

“Đối với quyền sở hữu công nghiệp được xác lập theo văn bằng bảo hộ được cấp theo quy định của pháp luật có hiệu lực trước ngày Luật sở hữu trí tuệ có hiệu lực (01-7-2006) và các thủ tục duy trì, gia hạn, sửa đổi, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng quyền sở hữu, giải quyết tranh chấp liên quan đến văn bằng bảo hộ đó được áp dụng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, trừ quy định về căn cứ huỷ bỏ hiệu lực các văn bằng bảo hộ, thì chỉ áp dụng quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ”.

Do đó, khi giải quyết loại tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp nêu trên, thì Toà án áp dụng quy định của Luật sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp tranh chấp có liên quan đến việc xác định hiệu lực của các văn bằng bảo hộ, thì phải áp dụng quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ đó về căn cứ huỷ bỏ hiệu lực của các văn bằng bảo hộ.

Trên đây là nội dung quy định về việc áp dụng pháp luật về sở hữu trí tuệ để giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quyền sở hữu công nghiệp

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào