Việc giám sát, phát hiện và cảnh báo xung đột thông tin trên mạng được quy định như thế nào?

Ban biên tập hãy giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây: Việc giám sát, phát hiện và cảnh báo xung đột thông tin trên mạng được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

Xung đột thông tin là việc hai hoặc nhiều tổ chức trong nước và nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây tổn hại đến thông tin, hệ thống thông tin trên mạng.

Theo đó, tại Điều 8 Nghị định 142/2016/NĐ-CP về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng do Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định về việc giám sát, phát hiện và cảnh báo xung đột thông tin trên mạng như sau:

- Hoạt động giám sát, phát hiện, cảnh báo xung đột thông tin trên mạng phải được cơ quan nghiệp vụ và chủ quản hệ thống thông tin thực hiện thường xuyên, liên tục.

- Các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, các cổng kết nối quốc tế phải được triển khai các giải pháp giám sát, phát hiện và cảnh báo xung đột thông tin trên mạng.

- Chủ quản hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, các cổng kết nối quốc tế phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nghiệp vụ để xây dựng, triển khai, huấn luyện, duy trì hệ thống giám sát, phát hiện và cảnh báo xung đột thông tin trên mạng.

- Thông tin giám sát phải được cơ quan nghiệp vụ tiếp nhận, phân tích, xử lý và cảnh báo đến các tổ chức, cá nhân liên quan.

Trên đây là nội dung giải đáp về việc giám sát, phát hiện và cảnh báo xung đột thông tin trên mạng.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào