Quản lý ngân quỹ nhà nước phải tuân theo những nguyên tắc gì?
Pháp luật nước ta có quy định: Chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước là các quy định về quản lý ngân quỹ nhà nước, bao gồm các quy định về nguyên tắc quản lý ngân quỹ nhà nước; các nghiệp vụ quản lý ngân quỹ nhà nước (nghiệp vụ về tổ chức thanh toán, dự báo luồng tiền và xây dựng phương án Điều hành ngân quỹ nhà nước để quản lý tập trung, thống nhất mọi nguồn thu, đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu chi của ngân sách nhà nước và các đơn vị giao dịch tại Kho bạc Nhà nước; huy động vốn ngắn hạn, sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi đảm bảo an toàn và hiệu quả; quản lý rủi ro; quản lý thu, chi từ hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước); nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý ngân quỹ nhà nước.
Theo đó, việc quản lý ngân quỹ nhà nước phải tuân theo những nguyên tắc được quy định tại Điều 4 Nghị định 24/2016/NĐ-CP Quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước như sau:
- Thực hiện quản lý ngân quỹ nhà nước tập trung, thống nhất trong toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước.
- Thực hiện tập trung nhanh mọi nguồn thu nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thanh toán, chi trả của ngân sách nhà nước và các đơn vị giao dịch tại Kho bạc Nhà nước theo quy định.
- Việc quản lý ngân quỹ nhà nước phải luôn đảm bảo an toàn và có hiệu quả; gắn kết quản lý ngân quỹ nhà nước với quản lý ngân sách nhà nước và quản lý nợ công, đảm bảo khả năng thanh toán các Khoản nợ của Chính phủ.
Trên đây là nội dung giải đáp về nguyên tắc quản lý ngân quỹ nhà nước.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật