Hợp đồng dân sự vô hiệu trong trường hợp nào?

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ. Khi xác lập một hợp đồng thì các bên luôn mong hợp đồng đó được thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, vì nhiều trường hợp khác nhau mà hợp đồng đó có thể bị vô hiệu, đó là các trường hợp nào? Ban biên tập hỗ trợ giúp. (***@gmail.com)

Hợp đồng dân sự bị vô hiệu khi không đáp ứng một trong các điều kiện theo quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể:

Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Theo đó, tại Khoản 1 Điều 407 Bộ luật dân sự 2015 có quy định các trường hợp, hợp đồng dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này. Cụ thể hợp đồng dân sự vô hiệu khi:

- Vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội;

- Hợp đồng vô hiệu do giả tạo;

- Do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện;

- Do bị nhầm lẫn;

- Do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;

- Do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình;

- Do không tuân thủ quy định về hình thức;

- Do có đối tượng không thể thực hiện được.

Trên đây là nội dung tư vấn.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào