Trường hợp nào được xem là tai nạn lao động?
- Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Lao động, tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với thực hiện công việc nhiệm vụ lao động.
Khoản 1, 2 Phần II Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH ngày 18-4-2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao đông, bệnh nghề nghiệp quy định như sau:
Tai nạn lao động: là tai nạn xảy ra do tác động bởi các yếu tố, nguy hiểm độc hại trong lao động gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong gắn liền với thực hiện công việc nhiệm vụ lao động (kể cả thời gian giải quyết các nhu cầu cần thiết trong thời gian làm việc theo quy định của Bộ luật Lao động như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc) kể cả trường hợp do lỗi trực tiếp của người lao động theo kết luận của Biên bản điều tra tai nạn lao động.
Tai nạn cũng được coi là tai nạn lao động: là tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở hoặc tai nạn do những nguyên nhân khách quan như thiên tai, hỏa hoạn và các trường hợp rủi ro khác gắn liền với thực hiện các công việc nhiệm vụ lao động hoặc không xác định được người gây ra tai nạn xảy ra tại nơi làm việc.
Vậy chiếu theo các quy định pháp luật nêu trên thì đối với trường hợp tai nạn của công nhân A được xem là tai nạn lao động.
Thư Viện Pháp Luật