Thống kê và lưu giữ mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES sau tịch thu

Ban biên tập có nhận được thắc mắc hỏi về quy định mới nhất liên quan đến quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Cụ thể là việc thống kê và lưu giữ mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES sau tịch thu được thực hiện như thế nào theo quy định mới này?  

Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 06/2019/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 10/03/2019) về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thì:

1. Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, Bộ Tài chính có trách nhiệm cung cấp thông tin, số liệu thống kê mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công do cơ quan trực thuộc lưu giữ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để báo cáo Hội nghị các quốc gia thành viên CITES theo quy định của CITES.

2. Nội dung thông tin cung cấp gồm: Số lượng, khối lượng mẫu vật theo từng loại cụ thể hiện đang lưu giữ, nguồn gốc của mẫu vật.

3. Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam tổng hợp báo cáo về số lượng mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES đang lưu giữ khi có yêu cầu của Ban thư ký CITES.

Trên đây là nội dung quy định về việc thống kê và lưu giữ mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES sau tịch thu. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào