Giả mạo chữ ký bị xử phạt thế nào?
Căn cứ pháp lý:
- Bộ Luật hình sự 2015;
- Nghị định 110/2013/NĐ-CP;
- Nghị định 131/2013/NĐ-CP.
1. Xử phạt hành chính
Hành vi giả mạo chữ ký có thể bị xử lý hành chính, mức tiền phạt phụ thuộc vào việc giả mạo chữ ký trong từng lĩnh vực cụ thể:
- Trong lĩnh vực tư pháp, Điều 24 Nghị định 67/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung 2015 quy định sẽ phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực.
- Trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, Điều 45 Nghị định 110/2013/NĐ-CP 2013 quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối hành vi giả chữ ký của người có quyền yêu cầu đăng ký trong đơn yêu cầu đăng ký hoặc văn bản thông báo.
- Theo quy định về quyền tác giả, Điều 19 Nghị định 131/2013/NĐ-CP 2013 quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm.
2. Truy cứu trách nhiệm hình sự
Nếu giả mạo chữ ký trong hợp đồng mua bán, hợp đồng vay vốn, hợp đồng thế chấp … nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017. Ngoài ra người giả mạo chữ của người khác cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội giả mạo trong công tác theo quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017;
==> Như vậy, tùy theo mức độ vi phạm mà người giả mạo chữ ký sẽ bị xử phạt hành chính chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Thư Viện Pháp Luật