Sinh con thứ ba có được hưởng chế độ thai sản?
Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.
Như vậy, nếu vợ bạn đóng đủ bảo hiểm xã hội 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh thì sẽ được hưởng trợ cấp thai sản. Ngoài ra việc vợ bạn sinh con thứ 3 không hề ảnh hưởng đến quyền lợi này. Cũng nói thêm, hiện nay, việc sinh con thứ 3 không bị xử phạt hành chính, đây là một chính sách mở để đối phó với tình trạng già hóa dân số trong tương lai, chỉ ngoại lệ một số trường hợp cán bộ, công chức, viên chức sẽ bị xử lý kỷ luật Đảng.
Trân trọng!