Điều tra, khảo sát và phân tích động vật phù du
Điều tra, khảo sát và phân tích động vật phù du được quy định tại Khoản 2 Điều 57 Quy định về kỹ thuật điều tra, khảo sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển độ sâu từ 20m nước trở lên bằng tàu biển ban hành kèm theo Thông tư 57/2017/TT-BTNMT, cụ thể:
a) Nội dung điều tra:
- Điều tra mặt rộng: tìm hiểu sự phân bố mặt rộng của động vật phù du;
- Điều tra mặt cắt: dùng những mặt cắt tiêu chuẩn để tìm hiểu phân bố theo chiều thẳng đứng của động vật phù du;
- Điều tra liên tục ngày đêm: tìm hiểu sự di động thẳng đứng ngày đêm của động vật phù du;
b) Dụng cụ và hóa chất
- Lưới vớt động vật phù du gồm hai loại sau:
+ Lưới cỡ lớn: quy cách của lưới động vật phù du cỡ lớn như sau:
Các phần |
Quy cách |
|
Miệng lưới |
Đường kính 80 cm, diện tích 0,5 m2 |
|
Thân lưới |
1 |
Dài 20 cm bằng vải bạt hoặc kaki dày |
2 |
Bằng vải lưới số 15 (ký hiệu của Liên Xô cũ) hoặc GG36 và số 0 tiêu chuẩn quốc tế, 15 lỗ/cm |
|
3 |
Dài 20 cm bằng vải bạt hoặc kaki dày |
|
4 |
Dài 180 cm bằng vải lưới số 15 |
|
Đáy lưới |
Dài 10 cm, đường kính 9 cm, bằng vải bạt hoặc kaki dày |
+ Lưới cỡ vừa: quy cách của lưới động vật phù du cỡ vừa như sau:
Các phần |
Quy cách |
|
Miệng lưới |
Đường kính 50 cm, diện tích 0,2 m2 |
|
Thân lưới |
Phần chóp trên |
Dài 90 cm bằng vải bạt hoặc kaki dày đường kính bằng 72cm |
Phần lọc |
Dài 180 cm bằng vải lưới số 38 (ký hiệu của Liên Xô cũ) hoặc 38 và số 9 tiêu chuẩn quốc tế, 38 lỗ/cm |
|
Đáy lưới |
Dài 10 cm, đường kính 9 cm, bằng vải bạt hoặc kaki dày |
- Máy tời: dùng tời điện có tốc độ 0,3; 0,5 và 1,0 m/s. Dây cáp có đường kính 4 mm;
- Máy đo độ dài dây cáp khi thả lưới và thước đo góc lệch;
- Bảo quản mẫu vật;
- Nhãn;
- Buồng đếm;
- Dụng cụ quang học;
c) Thu thập và xử lý mẫu
- Trước khi đi thu mẫu phải chuẩn bị và kiểm tra đầy đủ các dụng cụ, hóa chất, kiểm tra lại máy tời, máy độ dài dây cáp, các loại biểu ghi, lọ và vật tư phục vụ kèm theo;
- Thu thập mẫu vật
+ Thu thập mẫu vật bằng lưới:
* Các loại lưới đều vớt thẳng đứng và theo phân tầng từ dưới đáy lên;
* Tốc độ thả lưới gần bằng 0,5m/s và có tính đến góc lệch của dây cáp. Nếu góc lệch lớn hơn 45° thì mẫu vật thu được chỉ có giá trị về mặt định tính, không có giá trị định lượng;
* Lưới phải kéo với tốc độ ổn định. Đối với lưới cỡ lớn tốc độ kéo lưới là từ 0,5 đến 1m/s, lưới cỡ vừa là 0,5m/s, lưới cỡ nhỏ từ 0,3 đến 0,5m/s. Khi đang kéo lưới tuyệt đối không được dừng lại;
* Lưới sau khi kéo lên khỏi mặt nước dùng vòi phun nước phun ở phía ngoài cho sinh vật trôi hết xuống ống đáy rồi cho vào lọ. Tùy theo lượng nước mà cho formol vào lọ mẫu để có nồng độ 5%;
* Nếu vớt mẫu phân tầng phải căn cứ theo sự phân tầng như của bộ phận hải văn: 0 đến 10m, 10 đến 20m, 20 đến 35m, 35 đến 50m, 50 đến 100m, 100 đến 200m, 200 đến 500m;
* Miệng lưới khi tới giới hạn trên của tầng nước phải dừng lại và nhanh chóng thả búa phân tầng để lưới gập lại;
* Nếu góc lệch dây cáp lớn hơn 30° thì không vớt mẫu phân tầng. Kết quả thu mẫu phân tầng được ghi trong biểu;
+ Mẫu định lượng thu bằng bathomet: với thể tích 5 lít, kéo 20 lần và toàn bộ lượng nước được lọc qua lưới thu mẫu phù du, chỉ giữ lại một lượng nước không quá 200 ml cùng với mẫu được bảo quản trong lọ nhựa và cố định bằng dung dịch formol 5%;
- Xử lý mẫu vật: dùng ống hút đầu bịt vải lưới số 38 để hút bớt nước ở lọ mẫu, đổ mẫu vật vào lọ nhỏ có kích thước thích hợp tùy theo lượng mẫu vật;
- Đăng ký mẫu vật: các mẫu vật đã thu thập được đều phải ghi vào sổ đăng ký mẫu vật và được đối chiếu;
- Vận chuyển mẫu: sau khi đã được ngâm trong formol và dán nhãn đầy đủ, mẫu động vật phù du ở mỗi tầng nước khác nhau, tương ứng với từng mực triều khác nhau được bao vào các gói ni lông và đặt ngăn nắp vào hòm gỗ hoặc hòm tôn để vận chuyển an toàn về phòng thí nghiệm;
d) Phân tích mẫu
- Phân tích định tính;
- Phân tích định lượng
+ Phương pháp đếm số lượng;
+ Phương pháp khối lượng;
- Lọc mẫu qua lưới lọc (mắt lưới 315 µm);
- Thấm mẫu bằng giấy lọc đến độ ẩm tự nhiên;
- Cân mẫu;
đ) Phương pháp chỉnh lý
- Thống kê;
- Vẽ biểu đồ: từ những số liệu đã thống kê, được biểu thị bằng các loại biểu đồ như sau:
+ Biểu đồ mặt rộng: những đối tượng có số lượng ít và không xuất hiện thường xuyên phải dùng bản đồ phù hiệu. Có loại chỉ biểu thị phạm vi phân bố, có loại biểu thị cả phạm vi phân bố và số lượng;
+ Biểu đồ phân bố mặt cắt;
+ Biểu đồ biến đổi theo mùa;
+ Biểu đồ di động thẳng đứng ngày đêm;
+ Biểu đồ biến đổi tỷ lệ phần trăm theo mùa;
+ Biểu đồ thành phần phần trăm;
+ Biểu đồ tính chất sinh thái.
Trên đây là tư vấn về điều tra, khảo sát và phân tích động vật phù du. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 57/2017/TT-BTNMT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Thư Viện Pháp Luật