Trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc của Phó Trưởng phòng KTNN Chuyên ngành VII
Tại Khoản 2 Điều 5 Quy chế làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII ban hành kèm theo Quyết định 31/QĐ-KTNN năm 2019 quy định trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc của Phó Trưởng phòng như sau:
- Giúp Trưởng phòng quản lý hoạt động của phòng theo sự phân công của Trưởng phòng; trực tiếp thực hiện một số công việc trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của phòng và các nhiệm vụ theo yêu cầu của Lãnh đạo KTNN Chuyên ngành VII, chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo KTNN Chuyên ngành VII, Trưởng phòng và trước pháp luật về kết quả thực hiện các nhiệm vụ đó;
- Quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ trong các lĩnh vực được phân công phụ trách; chủ động nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ được giao;
- Phối hợp với các Phó Trưởng phòng khác trong phòng giải quyết công việc có liên quan; báo cáo Trưởng phòng những vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các Phó Trưởng phòng;
- Thay mặt Trưởng phòng trong việc quan hệ và phối hợp công tác với các phòng thuộc KTNN Chuyên ngành VII trong lĩnh vực được phân công phụ trách hoặc theo yêu cầu của Trưởng phòng;
- Khi Trưởng phòng ủy quyền trong trường hợp vắng mặt, Phó trưởng phòng được ủy quyền sẽ thay mặt Trưởng phòng điều hành công việc của phòng;
- Trường hợp vắng mặt vì việc riêng dưới 01 ngày làm việc thì phải báo cáo Trưởng phòng, nghỉ 01 ngày làm việcngoài việc báo cáo Trưởng phòng thì phải báo cáo Lãnh đạo KTNN Chuyên ngành VIIphụ trách, trường hợpnghỉ quá 01 ngày làm việc thì phải báo cáo Kiểm toán trưởng và chỉ được nghỉ khi được sự đồng ý của cấp trên;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng phòng giao hoặc ủy quyền.
Trên đây là quy định về trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc của Phó Trường phòng KTNN Chuyên ngành VII.
Trân trọng!
Hồ Văn Ngọc