Khảo sát, quan trắc và lấy mẫu không khí tại hiện trường
Khảo sát, quan trắc và lấy mẫu không khí tại hiện trường được quy định tại Điều 37 Quy định về kỹ thuật điều tra, khảo sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển độ sâu từ 20m nước trở lên bằng tàu biển ban hành kèm theo Thông tư 57/2017/TT-BTNMT, cụ thể:
1. Đối với mẫu: SO2, NOx, CO, O3, CO2, và hơi muối NaCl
a) Chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện công tác;
b) Quan sát, đánh giá sơ bộ tình hình thời tiết;
c) Bơm dung dịch hấp thụ, hãm giữ mẫu đã chuẩn bị theo các tiêu chuẩn vào các ống tương ứng và gắn vào vị trí lấy mẫu khí, hơi NaCl. Điều chỉnh bộ định chế thời gian cho thiết bị HS-7. Kiểm tra Rotamet, điều chỉnh thông lượng đến giá trị thích hợp;
d) Ghi tọa độ vị trí, thời gian obs quan trắc;
đ) Mô tả tỉ mỉ bằng lời và sơ đồ, hình vẽ địa điểm quan trắc. Đặt tên, đánh dấu vị trí trên bản đồ, biến trình vận tốc tàu;
e) Ghi biểu quan trắc, đánh giá ảnh hưởng các nguồn ô nhiễm, số liệu khí tượng, các tình huống bất thường xảy ra;
g) Chụp ảnh, đánh dấu đặc trưng;
h) Thu mẫu, súc rửa ống hấp thụ, đánh hiệu mẫu, khớp biểu quan trắc;
i) Đóng gói, hãm mẫu, đưa mẫu vào bảo quản ở chế độ đã quy định:
- Mẫu SO2, NOx, O3, CO, CO2 bảo quản bằng tủ bảo ôn nhiệt;
- Mẫu hơi NaCl bảo quản bằng Chloroform siêu tinh khiết;
k) Vệ sinh, bảo dưỡng máy móc thiết bị;
l) Nhận xét vào sổ ca, báo cáo tình hình obs đo, bàn giao cho ca sau, bàn cách khắc phục sự cố (nếu có);
m) Tháo dỡ, giặt, tẩy, sấy, phơi trang bị, dụng cụ sau đợt khảo sát.
2. Đối với mẫu TSP, PM10
a) Chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện công tác;
b) Quan sát, đánh giá sơ bộ tình hình thời tiết;
c) Gắn chặt máy hút khí vào vị trí tương thích với điểm đo mới;
đ) Lắp khít filters TSP, PM10 vào các họng lấy mẫu tương ứng. Kiểm tra Rotamet, điều chỉnh thông lượng đến giá trị thích hợp;
đ) Ghi tọa độ vị trí, thời gian đầu - cuối obs quan trắc;
e) Cứ 03 phút ghi giá trị lưu lượng 01 lần với mẫu 01 giờ đối với không khí ven bờ biển;
g) Cứ 01 giờ ghi giá trị lưu lượng 01 lần với mẫu 24 giờ đối với khu vực ngoài khơi;
h) Mô tả tỉ mỉ bằng lời và sơ đồ, hình vẽ địa điểm, hành trình quan trắc, đặt tên, đánh dấu vị trí trên bản đồ, biến trình vận tốc tàu;
i) Ghi biểu quan trắc, đánh giá ảnh hưởng các nguồn ô nhiễm, số liệu khí tượng, các tình huống bất thường xảy ra trong obs đo;
k) Chụp ảnh, đánh dấu đặc trưng;
l) Tiến hành lấy mẫu TSP, PM10 tối thiểu 01 giờ đối với không khí ven bờ chịu ảnh hưởng của đất liền hoặc vùng biển có nhiều ô nhiễm;
m) Tiến hành lấy mẫu TSP, PM10 24 giờ đối với không khí khu vực ngoài khơi;
n) Thu mẫu, đánh hiệu mẫu, khớp biểu quan trắc, đóng gói, đưa mẫu vào bảo quản ở chế độ đã quy định tại TCVN 5067-1995;
o) Vệ sinh, bảo dưỡng máy móc thiết bị;
p) Nhận xét vào sổ ca, báo cáo tình hình obs đo, bàn giao cho ca sau, bàn cách khắc phục sự cố (nếu có);
q) Tháo dỡ, giặt, tẩy, sấy, phơi trang bị, dụng cụ sau chuyến khảo sát.
Trên đây là tư vấn về khảo sát, quan trắc và lấy mẫu không khí tại hiện trường. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 57/2017/TT-BTNMT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Thư Viện Pháp Luật