Việc đối xử với động vật được pháp luật nước ta quy định như thế nào?

Ban biên tập hãy giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây: Việc đối xử với động vật được pháp luật nước ta quy định như thế nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Pháp luật hiện hành của nước ta có quy định: Động vật bao gồm:

- Động vật trên cạn là các loài gia súc, gia cầm, động vật hoang dã, bò sát, ong, tằm và một số loài động vật khác sống trên cạn;

- Động vật thủy sản là các loài cá, giáp xác, động vật thân mềm, lưỡng cư, động vật có vú và một số loài động vật khác sống dưới nước.

Theo đó, tại Điều 21 Luật Thú y 2015 có quy định về việc đối xử với động vật như sau:

- Tổ chức, cá nhân chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sử dụng động vật có trách nhiệm sau đây:

+ Quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, vận chuyển phù hợp với từng loài động vật;

+ Giảm thiểu đau đớn, sợ hãi, đối xử nhân đạo với động vật trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy, phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.

- Tổ chức, cá nhân nuôi động vật làm cảnh, nuôi bảo tồn đa dạng sinh học có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật đầy đủ, kịp thời theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung giải đáp về việc đối xử với động vật.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào