Trình tự thực hiện đo đạc các dạng công việc điều tra, khảo sát tài nguyên, môi trường biển độ sâu từ 20m nước trở lên
Trình tự thực hiện đo đạc các dạng công việc điều tra, khảo sát tài nguyên, môi trường biển độ sâu từ 20m nước trở lên được quy định tại Điều 7 Quy định về kỹ thuật điều tra, khảo sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển độ sâu từ 20m nước trở lên bằng tàu biển ban hành kèm theo Thông tư 57/2017/TT-BTNMT, cụ thể:
1. Tại các trạm mặt rộng:
a) Bước 1: Thả máy đo độ dẫn, nhiệt độ, độ sâu (đo CTD) và lấy mẫu môi trường nước biển theo tầng; đo xong kéo máy lên;
b) Bước 2: Lấy mẫu địa chất biển và môi trường trầm tích biển; lấy mẫu xong kéo thiết bị lên;
c) Bước 3: Lấy mẫu sinh thái biển; lấy mẫu xong kéo thiết bị lên;
d) Bước 4: Tàu di chuyển đến các trạm tiếp theo.
2. Tại các trạm liên tục: tiến hành các bước như quy định với trạm mặt rộng;
3. Tại trạm phao độc lập: Thả trạm phao đo độc lập trước khi tàu neo ổn định. Các trạm phao thả cách nhau và cách tàu từ 200 đến 500 mét không bao gồm độ dài dây neo tàu và tiến hành khảo sát theo quy định tại Điều 9 Quy định này.
4. Các chuyên ngành khí tượng, môi trường không khí và địa hình đáy biển được thực hiện theo quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật chuyên ngành.
5. Trong quá trình tàu biển đang hành trình đo các trạm mặt rộng thực hiện công tác quan trắc thủy triều để hiệu chỉnh số liệu đo địa hình theo quy định tại Mục 7 Quy định này.
Trên đây là tư vấn về trình tự thực hiện đo đạc các dạng công việc điều tra, khảo sát tài nguyên, môi trường biển độ sâu từ 20m nước trở lên. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 57/2017/TT-BTNMT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Thư Viện Pháp Luật