Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải tuân theo những nguyên tắc gì?
Theo quy định tại Điều 4 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 thì việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải tuân theo những nguyên tắc sau đây:
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên từ chủ trương, đường lối, cơ chế chính sách đến tổ chức thực hiện gắn với kiểm tra, giám sát.
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ và quy định khác của pháp luật.
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải gắn với cải cách hành chính và bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, không để ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức.
- Thực hiện phân cấp quản lý, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức trong thực hiện nhiệm vụ được giao gắn với trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; bảo đảm vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhân dân trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Trên đây là nội dung giải đáp về nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về vấn đề này tại Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật