Cha mẹ không chích ngừa cho con bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 29 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 thì:
Trẻ em, phụ nữ có thai phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Theo đó, các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng được quy định tại Điều 1 Thông tư 38/2017/TT-BYT bao gồm:
TT |
Các bệnh truyền nhiễm có vắc xin tại Việt Nam |
Vắc xin, đối tượng, lịch tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng |
||
Vắc xin |
Đối tượng sử dụng |
Lịch tiêm/uống |
||
1 |
Bệnh viêm gan vi rút B |
Vắc xin viêm gan B đơn giá |
Trẻ sơ sinh |
Liều sơ sinh: tiêm trong vòng 24 giờ sau khi sinh |
Vắc xin phối hợp có chứa thành phần viêm gan B |
Trẻ em dưới 1 tuổi |
Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2 |
||
2 |
Bệnh lao |
Vắc xin lao |
Trẻ em dưới 1 tuổi |
Tiêm một lần cho trẻ trong vòng 1 tháng sau khi sinh |
3 |
Bệnh bạch hầu |
Vắc xin phối hợp có chứa thành phần bạch hầu |
Trẻ em dưới 1 tuổi |
Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2 |
Trẻ em dưới 2 tuổi |
Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi |
|||
4 |
Bệnh ho gà |
Vắc xin phối hợp có chứa thành phần ho gà |
Trẻ em dưới 1 tuổi |
Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2 |
Trẻ em dưới 2 tuổi |
Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi |
|||
5 |
Bệnh uốn ván |
Vắc xin phối hợp có chứa thành phần uốn ván |
Trẻ em dưới 1 tuổi |
Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2 |
Trẻ em dưới 2 tuổi |
Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi |
|||
Vắc xin uốn ván đơn giá |
Phụ nữ có thai |
1. Đối với người chưa tiêm hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản: - Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu - Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 - Lần 3: ít nhất 6 tháng sau lần 2 hoặc kỳ có thai lần sau - Lần 4: ít nhất 1 năm sau lần 3 hoặc kỳ có thai lần sau - Lần 5: ít nhất 1 năm sau lần 4 hoặc kỳ có thai lần sau. 2. Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản: - Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu - Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 - Lần 3: ít nhất 1 năm sau lần 2 3. Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản và 1 liều nhắc lại: - Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu - Lần 2: ít nhất 1 năm sau lần 1 |
||
6 |
Bệnh bại liệt |
Vắc xin bại liệt uống đa giá |
Trẻ em dưới 1 tuổi |
Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2 |
Vắc xin bại liệt tiêm đa giá |
Trẻ em dưới 1 tuổi |
Tiêm khi trẻ đủ 5 tháng tuổi |
||
7 |
Bệnh do Haemophilus influenzae týp b |
Vắc xin Haemophilus influenzae týp b đơn giá hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần Haemophilus influenzae týp b |
Trẻ em dưới 1 tuổi |
Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2 |
8 |
Bệnh sởi |
Vắc xin sởi đơn giá |
Trẻ em dưới 1 tuổi |
Tiêm khi trẻ đủ 9 tháng tuổi |
Vắc xin phối hợp có chứa thành phần sởi |
Trẻ em dưới 2 tuổi |
Tiêm khi trẻ đủ 18 tháng tuổi |
||
9 |
Bệnh viêm não Nhật Bản B |
Vắc xin viêm não Nhật Bản B |
Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi |
Lần 1: khi trẻ đủ 1 tuổi Lần 2: 1 - 2 tuần sau lần 1 Lần 3: 1 năm sau lần 2 |
10 |
Bệnh rubella |
Vắc xin phối hợp có chứa thành phần rubella |
Trẻ em dưới 2 tuổi |
Tiêm khi trẻ đủ 18 tháng tuổi |
Nếu chưa tiêm chủng đúng lịch thì tiêm chủng càng sớm càng tốt sau đó nhưng phải bảo đảm phù hợp với đối tượng và hướng dẫn của Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Việc cha mẹ không tuân thủ, thực hiện tiêm chủng cho con có thể bị xử phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 176/2013/NĐ-CP:
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc cản trở việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng.
Ban biên tập thông tin đến bạn!
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật