Hồ sơ hưởng lương hưu của người lao động nghỉ hưu trước tuổi gồm có những gì?

Ban biên tập vui lòng hỗ trợ giúp tôi: Tôi ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn, với trường hợp tôi tham gia bảo hiểm xã hội được 21 năm 06 tháng, sức khỏe của tôi do tai nạn nghề nghiệp gây ra thì tôi cần đáp ứng điều kiện gì để được nghỉ hưu trước tuổi? Khi đã đáp ứng được các điều kiện thì cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm có những gì? Bảy Thiện (thien****@gmail.com)

Tại Khoản 1 Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định với trường hợp của bạn ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì cần đáp ứng các điều kiện khi suy giảm khả năng lao động như sau:

Người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% và đảm bảo điều kiện về tuổi đời theo bảng dưới đây:

Năm nghỉ hưởng lương hưu

Điều kin về tui đời đi với nam

Điều kin về tui đời đi với nữ

2018

Đủ 53 tuổi

Đủ 48 tuổi

2019

Đủ 54 tuổi

Đủ 49 tuổi

Từ 2020 trở đi

Đủ 55 tuổi

Đủ 50 tuổi

2. Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi.

3. Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

=> Như vậy, bạn là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác đình thời hạn, theo như quy định trên thì người lao động nghỉ hưu trước tuổi phải giám định mức suy giảm khả năng lao động, nếu 61% trở lên và đã có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ được hưởng lương khi nghỉ hưu trước tuổi.

Theo đó, để được nghỉ hưu trước tuổi vẫn được hưởng lương hưu, trước tiên người lao động cần chuẩn bị hồ sơ khám giám định suy giảm khả năng lao động.

Tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT, có quy định hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động gồm:

a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người bị tai nạn lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với người lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định không còn thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động;

b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo mẫu quy định tại Quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Mẫu hồ sơ bệnh án;

c) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT- BLĐTBXH-BYT ngày 21 tháng 5 năm 2012 của liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động;

d) Giấy ra viện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định.

Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.

đ) Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.

Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tuổi nghỉ hưu

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào