Trách nhiệm của Chính phủ trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở là gì?

Trách nhiệm của Chính phủ trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở? Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

Trách nhiệm của Chính phủ trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở?

Tại Điều 83 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định về trách nhiệm của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ như sau:

Trách nhiệm của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thực hiện dân chủ ở cơ sở và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở;
b) Thực hiện các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở;
c) Hướng dẫn cơ quan, tổ chức, công dân trong việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở;
d) Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở;
đ) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.
2. Bộ Nội vụ có trách nhiệm sau đây:
a) Giúp Chính phủ quản lý nhà nước về thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện dân chủ ở cơ sở.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm sau đây:
a) Giúp Chính phủ quản lý nhà nước về thực hiện dân chủ ở tổ chức có sử dụng lao động;
b) Phối hợp với Bộ Nội vụ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện dân chủ ở tổ chức có sử dụng lao động.
4. Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí về thực hiện dân chủ ở cơ sở và việc cấp kinh phí cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.
5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, căn cứ vào quy định của Luật này, quy định việc thực hiện dân chủ trong nội bộ các cơ quan của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.
6. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm tổ chức thi hành pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Theo đó, Chính phủ có trách nhiệm ban hành hoặc kiến nghị ban hành, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; thực hiện các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở;.. và các nội dung khác theo quy định.

Trách nhiệm của Chính phủ trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở?

Trách nhiệm của Chính phủ trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở?

Tại Điều 84 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định về trách nhiệm của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở như sau:

Trách nhiệm của các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, căn cứ vào quy định của Luật này, quy định việc thực hiện dân chủ trong nội bộ các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Hội đồng nhân dân các cấp phù hợp với tính chất đặc thù trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan, đơn vị này.

Như vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở, quy định việc thực hiện dân chủ trong nội bộ các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Hội đồng nhân dân các cấp phù hợp với tính chất đặc thù trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan, đơn vị này.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở?

Điều 85 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở như sau:

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Tổ chức thi hành pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn.
2. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn.
3. Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tình hình thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn khi được yêu cầu.

Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm tổ chức thi hành pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn. Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tình hình thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn khi được yêu cầu.

Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.

Trân trọng!

Huỳnh Minh Hân

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào