Phân biệt sự cố y khoa theo mức độ tổn thương
Phân biệt sự cố y khoa theo mức độ tổn thương được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 43/2018/TT-BYT hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, (có hiệu lực từ 01/03/2019), cụ thể:
PHÂN LOẠI SỰ CỐ Y KHOA THEO MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG
STT |
Mô tả sự cố y khoa |
Phân nhóm |
Hình thức báo cáo |
|
Theo diễn biến tình huống |
Theo mức độ tổn thương đến sức khỏe, tính mạng người bệnh (Cấp độ nguy cơ-NC) |
|||
1 |
Tình huống có nguy cơ gây ra sự cố (near miss) |
A |
Chưa xảy ra (NC0) |
|
2 |
Sự cố đã xảy ra, chưa tác động trực tiếp đến người bệnh |
B |
Tổn thương nhẹ (NC1) |
|
3 |
Sự cố đã xảy ra tác động trực tiếp đến người bệnh, chưa gây nguy hại. |
C |
|
|
4 |
Sự cố đã xảy ra tác động trực tiếp đến người bệnh, cần phải theo dõi hoặc đã can thiệp điều trị kịp thời nên không gây nguy hại |
D |
Báo cáo tự nguyện |
|
5 |
Sự cố đã xảy ra gây nguy hại tạm thời và cần phải can thiệp điều trị |
E |
Tổn thương trung bình (NC2) |
|
6 |
Sự cố đã xảy ra, gây nguy hại tạm thời, cần phải can thiệp điều trị và kéo dài thời gian nằm viện |
F |
|
|
7 |
Sự cố đã xảy ra gây nguy hại kéo dài, để lại di chứng |
G |
Tổn thương nặng (NC3) (kèm theo bảng sự cố y khoa nghiêm trọng) |
|
8 |
Sự cố đã xảy ra gây nguy hại cần phải hồi sức tích cực |
H |
Báo cáo bắt buộc |
|
9 |
Sự cố đã xảy ra có ảnh hưởng hoặc trực tiếp gây tửvong |
I |
|
Trên đây là tư vấn về phân biệt sự cố y khoa theo mức độ tổn thương. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 43/2018/TT-BYT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Thư Viện Pháp Luật