Thời hạn bảo quản tài liệu ở nước ta là bao lâu?

Tôi đang tìm hiểu về hoạt động lưu trữ và có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp. Cụ thể, cho tôi hỏi: Thời hạn bảo quản tài liệu ở nước ta là bao lâu? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

Pháp luật của nước ta có quy định: Tài liệu là vật mang tin được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Theo đó, tài liệu bao gồm văn bản, dự án, bản vẽ thiết kế, bản đồ, công trình nghiên cứu, sổ sách, biểu thống kê; âm bản, dương bản phim, ảnh, vi phim; băng, đĩa ghi âm, ghi hình; tài liệu điện tử; bản thảo tác phẩm văn học, nghệ thuật; sổ công tác, nhật ký, hồi ký, bút tích, tài liệu viết tay; tranh vẽ hoặc in; ấn phẩm và các vật mang tin khác.

Tại Điều 17 Luật Lưu trữ 2011 có quy định về thời hạn bảo quản tài liệu như sau:

- Tài liệu bảo quản vĩnh viễn là tài liệu có ý nghĩa và giá trị không phụ thuộc vào thời gian. Cụ thể, tài liệu bảo quản vĩnh viễn bao gồm tài liệu về đường lối, chủ trương, chính sách, cương lĩnh, chiến lược; đề án, dự án, chương trình mục tiêu, trọng điểm quốc gia; về nhà đất và các tài liệu khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

- Tài liệu bảo quản có thời hạn là tài liệu không thuộc trường hợp bảo quản vĩnh viễn và được xác định thời hạn bảo quản dưới 70 năm.

- Tài liệu hết giá trị cần loại ra để hủy là tài liệu có thông tin trùng lặp hoặc đã hết thời hạn bảo quản theo quy định và không còn cần thiết cho hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lịch sử.

Trên đây là nội dung giải đáp về thời hạn bảo quản tài liệu. Cụ thể hơn thì Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết về thời hạn này.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào