Phụ cấp cho giáo viên công tác tại vùng đặc biệt khó khăn 2019
Căn cứ pháp lý: Nghị định 116/2010/NĐ-CP, Thông tư liên tịch 08/2011/TTLT-BNV-BTC, Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC, Thông tư 27/2018/TT-BGDĐT.
Theo quy định hiện hành thì giáo viên công tác tại vùng đặc biệt khó khăn có thể hưởng các chế độ sau:
1. Phụ cấp thu hút
Mức tiền phụ cấp thu hút được tính theo công thức sau:
Mức tiền phụ cấp thu hút = Mức lương tối thiểu chung x [Hệ số lương theo chức vụ, ngạch, bậc hoặc cấp hàm hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x 70%
2. Phụ cấp khu vực
Theo Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT thì Phụ cấp khu vực được quy định gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung.
Mức tiền phụ cấp khu vực được tính theo công thức sau:
Mức tiền = Hệ số phụ cấp khu vực x Mức lương tối thiểu chung
3. Phụ cấp ưu đãi
Theo Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC thì giáo viên thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đáp ứng điều kiện đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang vào các ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) hoặc các hạng viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (các hạng có các kí tự đầu của mã số hạng là V.07) thì được hưởng phụ cấp ưu đãi. Riêng đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Mục này không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo hoặc các hạng viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo thì được hưởng chế độ.
Trân trọng!