Việc cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện như thế nào?

Việc cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện như thế nào? Đây là nội dung thắc mắc Ban biên tập nhận được từ email của chị Hoàng Thùy (thuy***@gmail.com)

Việc cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 như sau:

1. Căn cứ phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp quy định tại Điều 10 của Luật này, Chính phủ quy định lộ trình thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch ngành quốc gia. (Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018)

2. Doanh nghiệp không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải thực hiện cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 37, 38 và 39 của Luật này.

3. Thu hồi vốn nhà nước tại doanh nghiệp để tái đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

4. Thu hút nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp khi thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp.

5. Cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện theo các hình thức sau đây:

a) Chuyển đổi sở hữu và sắp xếp lại doanh nghiệp;

b) Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

c) Chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Trên đây là nội dung quy định về việc thực hiện cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp nhà nước

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào