DN bảo hiểm nhân thọ đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi không đúng quy định bị xử phạt như thế nào?
Tại Khoản 2 Điều 62 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe:
- Mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái xây dựng tổ quốc, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh không hạn chế;
- Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;
- Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ tối đa 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
- Kinh doanh bất động sản theo quy định tại Luật kinh doanh bất động sản tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
- Góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
Tại Khoản 11 Điều 1 Nghị định 48/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 98/2013/NĐ-CP quy định:
"2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Đầu tư ngoài các nguồn vốn được phép đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ không theo quy định của pháp luật;
c) Đầu tư quá 30% nguồn vốn đầu tư vào các công ty trong cùng một tập đoàn hay một nhóm công ty có quan hệ sở hữu lẫn nhau theo quy định của pháp luật;
d) Đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu không theo quy định của pháp luật."
Như vậy, đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ không đúng theo quy định thì bị xử phạt từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Trên đây là quy định về mức xử phạt đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đầu tư vốn nhãn rỗi từ quỹ dự phọng nghiệp vụ không đúng quy định.
Trân trọng!
Hồ Văn Ngọc