Có được thỏa thuận chấm dứt việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không?
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định:
Trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng có quyền thỏa thuận về việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Thảo thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không bắt buộc phải công chứng theo quy định.
Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau:
- Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.
- Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng.
- Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.
=>Trường hợp tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được phân chia, việc phân chia đã có hiệu lực trên thực tế. Nếu cả 2 bên vợ chồng có mong muốn chấm dứt việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì vẫn được chia trên thực tế. Việc chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời ký hôn nhân phải được lập thành văn bản nhưng không bắt buộc phải công chứng, trừ trường hợp nếu một trong 2 bên vợ chồng có mong muốn được công chứng.
Kể từ ngày thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được thực hiện theo quy định. Phần tài sản mà vợ, chồng đã được chia vẫn thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật