Ai có quyền xử lý kỷ luật công chức vi phạm nhưng đã về hưu?

Các bạn cho mình hỏi: Trường hợp công chức Ủy ban nhân dân cấp xã vi phạm công vụ nhưng đã về hưu thì thẩm quyền giải quyết kỷ luật đối với hành vi vi phạm đó thuộc về ai? Mong sớm nhận được phản hồi, chân thành cảm ơn!

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây:

a) Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

b) Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

c) Cơ quan, tổ chức.

Khoản 3d Điều 12 Luật Tố cáo 2018 quy định Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức xảy ra trong thời gian công tác trước đây nay đã chuyển sang cơ quan, tổ chức khác hoặc không còn là cán bộ, công chức, viên chức được xử lý như sau:

Trường hợp người bị tố cáo không còn là cán bộ, công chức, viên chức thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết.

Như vậy, Trường hợp công chức Ủy ban nhân dân cấp xã vi phạm công vụ nhưng đã về hưu thì thẩm quyền giải quyết kỷ luật đối với hành vi vi phạm đó thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi công chức công tác trước khi về hưu.

Trân trọng!

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào