Nội dung biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung
Tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT, quy định nội dung biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung như sau:
- Các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư này; các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư này;
- Loài cây trồng bổ sung là cây gỗ, cây đa tác dụng, cây lâm sản ngoài gỗ:
+ Đối với rừng đặc dụng là cây bản địa có phân bố trong hệ sinh thái của rừng đặc dụng đó;
+ Đối với rừng phòng hộ là cây bản địa có phân bố trong khu vực hoặc từ những vùng sinh thái tương tự;
+ Đối với rừng sản xuất là cây bản địa có giá trị kinh tế, đáp ứng mục đích sản xuất, kinh doanh;
- Tiêu chuẩn cây giống: trồng bằng cây con có bầu đối với trồng rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, chiều cao cây con từ 0,5 m trở lên;
- Tùy theo mật độ cây tái sinh hiện có để xác định mật độ trồng bổ sung, đảm bảo không quá 800 cây/ha;
- Trồng theo băng đối với diện tích cây tái sinh phân bố không đều hoặc trồng theo đám đối với các khoảng trống lớn; hố trồng có bề mặt hình vuông, kích thước hố có chiều dài cạnh 30 cm và chiều sâu 30 cm trở lên (sau đây viết là 30 x 30 x 30 cm);
- Chăm sóc cây tái sinh mục đích và cây trồng bổ sung, trồng dặm cây trồng bị chết; làm cỏ, vun xới xung quanh gốc cây trồng bổ sung theo hình tròn có đường kính từ 0,6 m trở lên;
- Thời gian chăm sóc đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là 06 năm, đối với rừng sản xuất từ 06 năm đến 08 năm; trong 03 năm đầu sau khi trồng, mỗi năm chăm sóc ít nhất 02 lần, các năm sau chăm sóc mỗi năm 01 lần;
Trên đây là quy định về nội dung biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung.
Trân trọng!
Hồ Văn Ngọc