Việc đồng bảo lãnh của các ngân hàng được quy định như thế nào?

Ban biên tập hãy giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây: Việc đồng bảo lãnh của các ngân hàng được quy định như thế nào? Có văn bản pháp luật nào nói đến vấn đề này hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

Pháp luật hiện hành của nước ta có quy định: Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.

=> Theo quy định này thì ngân hàng là một trong những loại hình của tổ chức tín dụng.

Cùng với đó, tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư 07/2015/TT-NHNN Quy định về bảo lãnh ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành thì đồng bảo lãnh được định nghĩa như sau:

Đồng bảo lãnh là hình thức cấp tín dụng hợp vốn, theo đó có từ 02 (hai) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trở lên cùng thực hiện bảo lãnh; hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng ở nước ngoài cùng thực hiện bảo lãnh.

Theo đó, tại Điều 24 của Luật này có quy định về việc đồng bảo lãnh của các ngân hàng như sau:

- Nguyên tắc, điều kiện, quy trình tổ chức thực hiện đồng bảo lãnh được thực hiện theo quy định tại Thông tư này, quy định của Ngân hàng Nhà nước về cấp tín dụng hợp vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng và quy định pháp luật có liên quan.

- Các bên tham gia đồng bảo lãnh cùng chịu trách nhiệm liên đới trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, nếu không có thỏa thuận khác. Trường hợp ngân hàngđầu mối phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì các bên tham gia có trách nhiệm hoàn trả cho ngân hàng đầu mối số tiền tương ứng theo tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh mà các bên đã thỏa thuận.

Trên đây là nội dung giải đáp về việc đồng bảo lãnh của các ngân hàng.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào