Hồ sơ lâm sản khai thác từ rừng tự nhiên gồm có những gì?

Chào Ban biên tập, ở một số trường hợp cho phép khai thác lâm sản từ rừng tự nhiên, tuy nhiên vẫn phải thực hiện thủ tục hồ sơ xin phép theo quy định. Thế thì hồ sơ lâm sản khai thác từ rừng tự nhiên gồm có những giấy tờ tài liệu gì? Rất mong nhận được phản hồi. Hữu Tính (Tính****@gmail.com)

Tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có quy định hồ sơ lâm sản khai thác từ rừng tự nhiên:

a) Gỗ khai thác tận dụng từ rừng tự nhiên:

Bản chính bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại.

Bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác hoặc bản sao dự án lâm sinh hoặc chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học được phê duyệt.

Bản chính báo cáo địa danh, diện tích, khối lượng lâm sản dự kiến khai thác theo Mẫu số 07 kèm theo Thông tư này;

b) Gỗ khai thác tận thu từ rừng tự nhiên:

Đối với gỗ loài thực vật thông thường: bản chính bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại và hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này.

Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Phụ lục CITES: bản chính bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại và bản sao phương án khai thác theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;

c) Thực vật rừng ngoài gỗ và dẫn xuất của thực vật rừng khai thác từ rừng tự nhiên:

Đối với thực vật rùng thông thường: bản chính bảng kê lâm sân do chủ lâm sản lập và hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.

Đối với thực vật rừng ngoài gỗ và dẫn xuất của thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Phụ lục CITES: bản chính bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại và bản sao phương án khai thác theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;

d) Động vật rừng, bộ phận, dẫn xuất của chúng khai thác từ tự nhiên:

Đối với động vật rừng thông thường và bộ phận, dẫn xuất của chúng: bản chính bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại, bản sao phương án khai thác có phê duyệt theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.

Đối với động vật rừng, bộ phận, dẫn xuất của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Phụ lục CITES: bản chính bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại và bản sao phương án khai thác theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng và chúc sức khỏe!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào