Dựa vào đâu để công ty xác định mức lương khởi điểm cho nhân viên?
Tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về tiền lương, có quy định:
Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó:
- Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
- Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
- Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
=> Như vậy, khi nhà tuyển dụng phỏng vấn bạn, nếu bạn được nhận vào làm thì tùy vào mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh mà cá định mức lương khởi điểm phù hợp trong thời gian thử việc.
Trong thời gian thử việc bạn nên lưu ý:
Công ty bắt thử việc 02 lần là đúng hay sai?
Trong thời gian thử việc có được nghỉ mà không phải báo trước không?
Bị tai nạn lao động trong thời gian thử việc có được hưởng bảo hiểm xã hội?
Bạn có thể tham khảo thêm về lương tối thiểu vùng tại:
Quy định về mức lương tối thiểu vùng của lao động có tay nghề
Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn
Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
Trân trọng và chúc sức khỏe!
Thư Viện Pháp Luật