Sự khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo

Khiếu nại, tố cáo là hai thuật ngữ được sửa dụng rộng rãi tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ phạm trù của hai khái niệm này. Nhờ Ngân hàng Pháp luật giải thích rõ hơn sự khác biệt giữa khiếu nại và tố cáo. Mong sớm nhận được phản hồi!

CCPL: Luật Khiếu nại 2011, Luật Tố cáo 2018

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Theo quy định hiện hành thì khiếu nại, tố cáo có một số điểm khác biệt sau:

 

Tiêu chí Khiếu nại Tố cáo
Người thực hiện Công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức  Công dân
Đối tượng Quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức Hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Ràng buộc thông tin

Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lý của việc khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó.

 

Người tố cáo có trách nhiệm trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được.

Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình. Nếu tố cáo sai sự thật có thể bị khởi tố về Tội vu khống.

Quyền được bảo vệ Không quy định

Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác.

Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo.

Thời hạn giải quyết 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.

Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.

Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về sự khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo.

Trân trọng!

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào