Nghỉ thai sản bao lâu thì người lao động có thể đi làm lại?
Căn cứ pháp lý: Điều 157 Bộ Luật lao động 2012. Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
- Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
+ Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
+ Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản 6 tháng, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.
Như vậy, theo quy định trên thì thời gian nghỉ thai sản của người lao động là 6 tháng, nhưng nếu người lao động đã nghỉ được 04 tháng mà có mong muốn trở lại làm việc và đã được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xác nhận đủ điều kiện về sử khỏe, được công ty đồng ý thì người lao động được phép đi làm lại.
Về quyền lợi nếu đi làm lại trước khi hết thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản:
Theo quy định tại Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì trường hợp này, lao động nữ:
- Vẫn được hưởng đủ 6 tháng chế độ thai sản.
- Trong thời gian nghỉ việc đến thời gian người lao động đi làm lại thì cơ quan BHXH sẽ đóng BHXH, BHYT.
Còn sau khi người lao động đi làm lại thì từ thời điểm đi làm lại người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ và BNN. (người sử dụng sẽ trích lương của người lao động để đóng các khoản bảo hiểm trên theo định mức của pháp luật.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật