Công nhân bị tai nạn lao động chết trong lúc xây nhà thì chủ nhà có phải chịu trách nhiệm?

Vừa qua, có một công nhân đang trong quá trình làm nhà cho tôi thì bị sập giàn giáo chết. Việc xây dựng căn nhà thì tôi đã giao khoán hết cho bên thầu, nhưng khi nghe sự việc thì tôi cùng bên thầu cũng có đến tận nhà để bồi thường, tuy nhiên bừa qua phía bên công an có mới tôi lên làm việc nói là điều tra, làm rõ vấn đề, tôi rất lo mặc dù là chủ sở hữu căn nhà nhưng trong hợp đồng tôi có giao hết toàn bộ việc làm nhà cho bên thầu nhưng khi xảy ra chuyện chẳng may thế này thì tôi có phải chịu trách nhiệm không? Rất mong nhận được sự hỗ trợ. (******@gmail.com)

Chúng tôi vẫn chưa rõ là trong hợp đồng đôi bên có thỏa thuận những gì, nhưng có nghe bạn nhắc là đã giao khoán việc xây dựng nhà cho bên thầu.

Tại Khoản 100 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng như sau:

1. Người nào vi phạm quy định về xây dựng trong lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, giám sát, nghiệm thu công trình hoặc lĩnh vực khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 224 và Điều 281 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

.....

=> Với trường hợp bạn khoán toàn bộ công việc xây dựng nhà cho nhà thầu (bạn không thực hiện bất cứ công việc nào nêu trên) thì bạn sẽ không phạm tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ có bị khởi tố điều tra nhưng bạn sẽ không bị kết luận là phạm tội. Chủ thầu nếu vi phạm một trong các lĩnh vực thuộc quy định trên thì họ sẽ phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này. Phía chủ thầu (người sử dụng lao động) còn có trách nhiệm bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động theo quy định tại Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015.

Trường hợp bạn không khoán toàn bộ công việc cho bên nhà thầu theo quy định trên thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng. Tòa án sẽ căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ (nếu có) để quyết định hình phạt.

Vấn đề có thể tham khảo thêm:

Tiền lương làm căn cứ để tính trợ cấp tai nạn lao động được tính như thế nào?

Những trường hợp được nhận trợ cấp tai nạn lao động

Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn lao động

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào