Đổi tiền lẻ trái phép dịp tết Nguyên đán sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Đổi tiền lẻ trái phép dịp tết Nguyên đán sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? Cho tôi hỏi nếu cá nhân, tổ chức tiến hành đổi tiền lẻ trái phép vào dịp tết Nguyên đán sẽ bị phạt bao nhiêu?

Đổi tiền lẻ trái phép dịp tết Nguyên đán sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại khoản 5 Điều 30 Nghị định 88/2019/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về quản lý tiền tệ và kho quỹ như sau:

Vi phạm quy định về quản lý tiền tệ và kho quỹ
...
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật;
b) Không bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong thời gian nghỉ buổi trưa theo quy định của pháp luật;
c) Sử dụng và bảo quản chìa khóa cửa kho tiền, gian kho, két sắt, chìa khóa thùng đựng tiền trên xe chuyên dùng không theo quy định của pháp luật;
d) Vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá không sử dụng xe chuyên dùng nhưng không có văn bản quy định về quy trình vận chuyển, bảo vệ, các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản của cấp có thẩm quyền;
đ) Không quy định bằng văn bản điều kiện, quy trình nhận, giao trả tài sản cho khách hàng, trách nhiệm của các bộ phận có liên quan trong việc đảm bảo an toàn tài sản khi làm dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn và các dịch vụ ngân quỹ khác.
...

khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP có quy định về Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền như sau:

Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
...
3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
c) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm của cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô bằng 10% mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này; mức phạt tiền đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, đơn vị phụ thuộc của các tổ chức này bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô;
d) Thẩm quyền phạt tiền của từng chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân.
...

Theo đó, hành vi đổi tiền lẻ trái phép dịp tết Nguyên đán sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Đối với cá nhân, mức xử phạt đối với hành vi này là từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Đối với tổ chức, mức xử phạt đối với hành vi này sẽ từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

Đổi tiền lẻ trái phép dịp tết Nguyên đán sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Đổi tiền lẻ trái phép dịp tết Nguyên đán sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Làm giả tiền lẻ để đưa ra giao dịch trong dịp tết Nguyên đán có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Tại Điều 207 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả như sau:

Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả
1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
3. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo đó, người làm giả tiền lẻ để đưa ra giao dịch trong dịp tết nguyên đáng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả. Hành vi này có thể bị phạt tù từ 03 năm đến tù chung thân. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Rải tiền lẻ dịp tết Nguyên đán có bị phạt tiền hay không?

Tại Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam như sau:

Vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện tiền giả loại mới;
b) Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện có dấu hiệu tàng trữ, lưu hành, vận chuyển tiền giả;
c) Bố trí người làm công tác thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả chưa qua tập huấn về kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả hoặc chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tiền;
d) Không giao nộp tiền giả theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Phát hiện tiền giả nhưng không thu giữ;
b) Phát hiện tiền nghi giả nhưng không tạm giữ;
c) Không lập biên bản hoặc thu giữ tiền giả, không đóng dấu, bấm lỗ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả khi thu giữ tiền giả hoặc tạm giữ tiền nghi giả.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này, giao cơ quan có thẩm quyền xử lý.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
c) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Theo đó, hành vi rải tiền lẻ vào dịp tết Nguyên đán có thể được xem là hành vi hủy hoại tiền Việt Nam. Cá nhân vi phạm hành vi này có thể bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tết nguyên đán

Huỳnh Minh Hân

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào