Việc phân loại, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt được quy định như thế nào?
Với quy định hiện hành thì chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người.
Theo đó, tại Điều 15 Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu do Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định về việc phân loại, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt như sau:
- Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn phù hợp với mục đích quản lý, xử lý thành các nhóm như sau:
+ Nhóm hữu cơ dễ phân hủy (nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác động vật);
+ Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni lông, thủy tinh);
+ Nhóm còn lại.
- Chất thải rắn sinh hoạt sau khi được phân loại được lưu giữ trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa phù hợp.
- Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt phải được quản lý, giám sát, tuyên truyền và vận động tổ chức, cá nhân, hộ gia đình chấp hành theo quy định, bảo đảm yêu cầu thuận lợi cho thu gom, vận chuyển và xử lý.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn và tổ chức thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi địa phương.
Trên đây là nội dung giải đáp về việc phân loại, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật