Mức đóng bảo hiểm của công ty nhà nước chuyến đổi thành công ty cổ phần

Công ty Nhà nước đã chuyển thành Công ty cổ phần nhưng vẫn tiếp tục áp dụng thang bảng lương theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ. Khi mức lương tối thiểu chung và tối thiểu vùng thay đổi, thì có được áp dụng mức lương tối thiểu chung để đóng các khoản bảo hiểm không?

 Tại Điều 94 Luật BHXH quy định về tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc như sau:

- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung.

- Đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.

     Căn cứ quy định nêu trên, đối với Công ty Nhà nước đã chuyển thành Công ty cổ phần, mà công ty đó tiếp tục áp dụng thang lương, bảng lương theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP hoặc xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương mới dựa trên cơ sở hệ số lương của bậc lương thấp nhất, hệ số lương của bậc lương cao nhất, chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc liền kề trong thang lương, bảng lương, thì phải đăng ký việc thực hiện thang lương, bảng lương đó với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 5/12/2007; đồng thời trên cơ sở thang lương, bảng lương được áp dụng khi công ty chuyển xếp lương, nâng bậc, nâng ngạch lương cho người lao động phải thực hiện đúng theo quy định đối với Công ty nhà nước. Trường hợp này tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN của người lao động được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung.

     Nếu công ty xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương riêng, quy chế nâng bậc lương riêng của công ty, theo nguyên tắc quy định tại Thông tư 28/2007/TT-BLĐTBXH, thì tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN của người lao động là mức tiền lương ghi trong hợp đồng lao động nhưng phải cao hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng. Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc độc hại thì cộng thêm 5%.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào