Phải làm gì khi người vay tiền bỏ trốn?
Theo Khoản 1 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 thì: Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản :
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
...
3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
Như vậy, trong trường hợp này người vay tiền đã có hành vi bỏ trốn nên nếu đủ căn cứ thì có thể bị khởi tố về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Do đó, gia đình có thể trình báo sự việc với công an để điều tra làm rõ. Trường hợp qua điều tra, xác minh cơ quan công an nhận thấy mặc dù người vay có hành vi bỏ trốn nhưng thỉnh thoảng họ vẫn quay về và căn cứ nhiều tình tiết khác có liên quan đến vụ việc chưa đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự thì gia đình có thể khởi kiện ra Tòa án nơi bị đơn cư trú để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Trân trọng!