Kết luận về y học giám định pháp y tâm thần hội chứng sau chấn động não (F07.2)
Kết luận về y học giám định pháp y tâm thần hội chứng sau chấn động não (F07.2) quy định tại Thông tư 18/2015/TT-BYT về Quy trình giám định pháp y tâm thần và biểu mẫu sử dụng trong giám định pháp y tâm thần do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, cụ thể như sau:
Căn cứ Tiêu chuẩn chẩn đoán của Tổ chức Y tế Thế giới về các rối loạn tâm thần và hành vi hiện hành (ICD-10), căn cứ Thông tư số 20/2014/TT-BYT ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần giám định viên tham gia giám định xác định đối tượng giám định:
Họ và tên;
Có bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần hay không? Bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần gì (mã bệnh)? Tình trạng tâm thần trước, trong và sau khi xảy ra vụ việc? Cụ thể:
a) Chẩn đoán xác định:
- Phải có bằng chứng chấn thương sọ não mức độ đủ gây mất ý thức;
- Ít nhất phải có 3 trong các nét mô tả sau:
+ Đau đầu, choáng váng;
+ Mệt mỏi;
+ Mất ngủ;
+ Dễ cáu kỉnh;
+ Khó tập trung tư tưởng, khó thực hiện hoạt động trí não.
+ Suy giảm trí nhớ;
+ Giảm sự chịu đựng đối với stress, kích thích cảm xúc hoặc rượu.
- Có thể kèm theo rối loạn lo âu, trầm cảm, nghi bệnh;
- Nếu điện não đồ ở trạng thái kích thích càng tăng thêm giá trị chẩn đoán xác định.
b) Xác định mức độ:
- Suy nhược chấn thương: ý thức tỉnh táo, đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi thường xuyên, cảm xúc không ổn định dễ bị kích thích.
- Suy não chấn thương: khó nhận thức; tư duy kém linh hoạt, nghèo nàn; cảm xúc thường biến đổi, dễ bùng nổ, có thể gặp trạng thái vô cảm; suy giảm trí nhớ; có thể kèm theo các tổn thương thần kinh khu trú.
- Lưu ý: Động kinh chấn thương xếp ở mục G40, Sa sút chấn thương xếp vào mục F02.8.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật