Nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em được quy định như thế nào?
Nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em
Nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em được quy định tại Điều 5 Luật Trẻ em 2016 như sau:
- Bảo đảm để trẻ em thực hiện được đầy đủ quyền và bổn phận của mình.
- Không phân biệt đối xử với trẻ em.
- Bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em trong các quyết định liên quan đến trẻ em.
- Tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.
- Khi xây dựng chính sách, pháp luật tác động đến trẻ em, phải xem xét ý kiến của trẻ em và của các cơ quan, tổ chức có liên quan; bảo đảm lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em trong quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, ngành và địa phương. (Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 11 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018)
Nội dung quản lý nhà nước về trẻ em
Nội dung quản lý nhà nước về trẻ em được quy định tại Điều 9 Luật này như sau:
1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em và cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về trẻ em.
2. Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em; hỗ trợ, tạo Điều kiện để trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình theo quy định của pháp luật; phối hợp, trao đổi thông tin trong quá trình thực hiện.
3. Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em trong quá trình thực hiện nhiệm vụ liên quan đến trẻ em.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật