Xác định hoạt động quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển và sử dụng rừng đặc dụng

Hiện nay quản lý rừng bền vững là phương thức quản trị rừng bảo đảm đạt được các mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, không làm suy giảm các giá trị rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường, góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh. Anh chị cho tôi hỏi việc xác định hoạt động quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển và sử dụng rừng trong phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng như thế nào?

Tại Khoản 4 Điều 5 Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT quy định xác định hoạt động quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển và sử dụng rừng đặc dụng:

- Tổng hợp kế hoạch sử dụng đất của chủ rừng từ kế hoạch sử dụng đất cấp xã theo Mẫu số 10 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;

- Xây dựng kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng theo quy định tại Điều 37 của Luật Lâm nghiệp, Quy chế quản lý rừng và tổng hợp kế hoạch bảo vệ rừng theo Mẫu số 11 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;

- Xây dựng kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu theo quy định tại Điều 38 của Luật Lâm nghiệp, Quy chế quản lý rừng và xác định khu rừng có giá trị bảo tồn cao theo quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này;

- Xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định tại Điều 39 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng;

- Xây dựng kế hoạch phòng trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định tại Điều 40 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng; áp dụng quy trình sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật an toàn và bảo vệ môi trường;

- Xây dựng kế hoạch phát triển rừng: xác định địa điểm, diện tích, loài cây trồng; xác định các biện pháp lâm sinh, phát triển rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 45 và Điều 46 của Luật Lâm nghiệp, Quy chế quản lý rừng và quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các biện pháp lâm sinh; tổng hợp kế hoạch phát triển rừng theo Mẫu số 11 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;

- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập theo quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng;

- Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù hợp với tiềm năng của khu rừng theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và khoản 5 Điều 53 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng;

- Xác định vùng đệm và kế hoạch ổn định đời sống dân cư sống trong rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 54 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng;

- Kế hoạch xây dựng, bảo trì kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng theo quy định tại Điều 51 của Luật Lâm nghiệp, Quy chế quản lý rừng và tổng hợp theo Mẫu số 13 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;

- Xây dựng kế hoạch hoạt động hỗ trợ cho cộng đồng dân cư và người dân địa phươmg về giống, kỹ thuật, đào tạo, tập huấn bảo vệ và phát triển rừng, quản lý rừng bền vững và hạ tầng;

- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, quản lý rừng bền vững;

- Xây dựng kế hoạch thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuê môi trường rừng;

- Xây dựng kế hoạch khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ theo quy định hiện hành của Nhà nước;

- Theo dõi diễn biến rừng theo quy định tại Điều 35 của Luật Lâm nghiệp và quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về theo dõi diễn biến rừng.

Trên đây là quy định về xác định hoạt động quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển và sử dụng rừng đặc dụng.

Trân trọng!

Hồ Văn Ngọc

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào