05 trường hợp ngân hàng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt
Với quy định hiện hành của pháp luật thì: Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
=> Vậy ngân hàng là một trong những loại hình tổ chức tín dung.
Theo đó, tại Khoản 3 Điều 146 Luật các tổ chức tín dụng 2010 có quy định về vấn đề này như sau:
Ngân hàng Nhà nước xem xét, đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt khi tổ chức tín dụng lâm vào một trong các trường hợp sau đây:
- Có nguy cơ mất khả năng chi trả;
- Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng thanh toán;
- Khi số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất;
- Hai năm liên tục bị xếp loại yếu kém theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
- Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 130 Luật các tổ chức tín dụng 2010 trong thời hạn một năm liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn 4% trong thời hạn 06 tháng liên tục.
=> Như vậy, khi ngân hàng rơi vào một trong các trường hợp nêu trên thì sẽ bị Ngân hàng Nhà nước xem xét, đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt bạn nhé.
Ngoài ra, Ban biên tập cũng cung cấp thêm cho bạn khái niệm về kiểm soát đặc biệt như sau:
Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán.
Trên đây là nội dung giải đáp về các trường hợp ngân hàng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật