Cơ cấu tổ chức của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Tại Điều 3 Quy định 09-QĐi/TW năm 2018 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, có quy định như sau:
1. Việc thành lập các khoa, phòng chuyên môn của trường chính trị cấp tỉnh do ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy xem xét, quyết định trên cơ sở:
- Tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao.
- Đề án vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của địa phương.
- Tối thiểu có 7 người mới lập một đầu mối (khoa, phòng và tương đương); khoa, phòng có dưới 10 người được bố trí cấp trưởng và 1 cấp phó; từ 10 người trở lên được bố trí không quá 2 cấp phó.
2. Cơ cấu tổ chức:
2.1. Lãnh đạo gồm: Hiệu trưởng và không quá 2 phó hiệu trưởng.
2.2. Trường chính trị cấp tỉnh được thành lập tối đa 5 khoa, phòng; định hướng như sau:
- Khoa Lý luận cơ sở
- Khoa Xây dựng Đảng
- Khoa Nhà nước và pháp luật
- Phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học
- Phòng Tổ chức, hành chính, thông tin, tư liệu
3. Về biên chế:
Biên chế của trường chính trị cấp tỉnh do ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy xem xét, quyết định trên cơ sở yêu cầu, nhiệm vụ; cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức; phù hợp với tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm đã được phê duyệt; bảo đảm thực hiện việc tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Cơ cấu cán bộ giảng dạy và nghiên cứu tối thiểu là 75% so với tổng số cán bộ, công chức, viên chức.
Để phục vụ công tác giảng dạy, trường chính trị cấp tỉnh được thực hiện chế độ giảng viên kiêm nhiệm.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật