Xác định thu nhập dự kiến của rừng trồng như thế nào?
Tại Điều 8 Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT, quy định xác định thu nhập dự kiến của rừng trồng như sau:
1. Thu nhập dự kiến của rừng trồng, được tính như sau:
Trong đó:
B: là tổng doanh thu (đồng) của khu rừng cần định giá từ lâm sản (gỗ, lâm sản ngoài gỗ), dịch vụ môi trường rừng, hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và các nguồn thu khác từ thời điểm định giá cho đến hết chu kỳ kinh doanh rừng trồng. Đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là rừng trồng, tính từ thời điểm định giá cộng thêm 10 năm.
C: là tổng chi phí (đồng) của khu rừng cần định giá tính từ thời điểm định giá cho đến hết chu kỳ kinh doanh rừng trồng;
r: được tính theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 5 của Thông tư này;
t: là thời gian sử dụng rừng còn lại (tính bằng năm) từ năm định giá đến hết thời hạn được giao rừng, cho thuê rừng.
2. Nguồn thu nhập dự kiến của rừng trồng, bao gồm:
- Thu từ lâm sản (gỗ, lâm sản ngoài gỗ);
- Thu từ dịch vụ môi trường rừng;
- Thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập;
- Thu từ hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
- Nguồn thu hợp pháp khác.
3. Trường hợp không xác định được thu nhập dự kiến làm cơ sở xác định giá rừng trồng áp dụng mức thu nhập của khu rừng khác trên địa bàn có đặc điểm, điều kiện tương đương và có sự điều chỉnh (nếu cần) tùy theo điều kiện địa hình và các đặc điểm riêng biệt của khu rừng cần định giá.
4. Ví dụ cách tính thu nhập dự kiến tại mục 2 phần II Phụ lục III kèm theo Thông tư này.
Trên đây là quy định về xác định thu nhập dự kiến của rừng trồng.
Trân trọng!
Hồ Văn Ngọc